Cách test tính năng chống cháy lan kiểu Nhật

Có hai loại thí nghiệm tính chống cháy. Tùy loại vải mà người ta chọn loại thí nghiệm phù hợp.

  • Nếu là loại vải không tan chảy khi gặp nhiệt thì gắn trực tiếp lên giá thí nghiệm như hình vẽ mô phỏng số 1 và 2 phía trái.
  • Nếu là loại vải tan chảy khi gặp nhiệt, ví dụ như voan, thì phải cho mẫu thí nghiệm vào trong cuộn dây kim loại như hình vẽ mô phỏng phía phải. Bởi vì mẫu tan chảy mất khi gặp lửa thì không đo được diện tích khu vực hóa than.

Bảng dưới hướng dẫn chúng ta cách chuẩn bị mẫu và tiến hành thí nghiệm.

Đây là thông tin tham khảo cho chúng ta biết, xin đừng thực hiện tại nhà kẻo nguy hiểm. Nhà sản xuất vải tại Nhật như Sincol, Lilycolor cũng không tự thực hiện thí nghiệm này. Họ phải gửi mẫu vải đến cho Hiệp hội Chống cháy Nhật Bản – một cơ quan giám định độc lập được Tổng cục Phòng cháy chữa cháy Nhật Bản ủy quyền – để thực hiện thí nghiệm. Nếu đạt thì được cấp nhãn tính năng chống cháy để gắn vào sản phẩm của mình.

Phương pháp thí nghiệm

Phương pháp thí nghiệm

Vải có tính năng “chống cháy” phải đạt được các tiêu chí sau:

Vải có tính năng “chống cháy” phải đạt được các tiêu chí sau

Tất cả các loại vải của hãng Sincol trong catalog Melodia, Abita và Tact đều là vải chống cháy đạt tiêu chuẩn nêu trên.

Về chất chống cháy

      Tất cả các loại vải của hãng Sincol trong catalog Melodia, Abita và Tact đều là vải chống cháy. Chúng được dệt từ sợi vải khó cháy, xử lý bằng hóa chất gốc phốt pho và các hóa chất không chứa HBCD. Các hóa chất HBCD hoàn toàn không được sử dụng trong quá trình sản xuất.

      Trước kia, người ta sử dụng chất chống cháy gốc brom. Tuy nhiên, các chất chống cháy gốc brom (HBCD) sẽ sản sinh ra dioxin khi đem đốt trong lò đốt rác có nhiệt độ từ 800 đến 1000 độ. Sau này, công nghệ đốt rác được cải tiến, nhiệt độ đốt cao hơn nên không sinh ra dioxin nữa. Tuy vậy, “Luật thẩm tra hóa chất và quy định hạn chế về sản xuất hóa chất” sửa đổi năm 2003 vẫn xếp HBCD vào danh mục Các hóa chất cần giám sát loại 1 vì có tính tích tụ cao, khó phân hủy. Ở Nhật Bản, các cơ sở tái chế chỉ chấp nhận tái chế vật liệu không chứa HBCD. Bởi vậy, từ năm 2003, Sincol đã chuyển sang sử dụng vải không chứa HBCD.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.